Thể loại

Tin tức nổi bật

Cách đấu điện bơm hỏa tiễn 3 phase

(Cập nhật: 12/22/2017 3:42:46 PM)

Cách đấu điện hỏa tiễn 3 phase, bơm hỏa tiễn 4inch 3 phase

Máy bơm nước giếng khoan cũng như máy bơm chìm hỏa tiễn là một thiết bị đã quá quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng, ở các máy bơm nước giếng khoan hiện nay người ta thường lắp thêm một tủ điều khiển. Do nhu cầu và mục đích sử dụng, máy bơm nước giếng khoan có nhiều loại khác nhau nên tủ điều khiển cũng có rất nhiều loại để phù hợp với từng dòng máy bơm nước hiện có trên thị trường.

1. Công dụng của tủ điều khiển máy bơm nước giếng khoan

Hệ thống các máy bơm nước tăng áp, cao áp có đặc điểm là các máy khởi động và dừng theo tải thực tế áp suất. Hơn nữa, thời gian giữa các lần khởi động khá là ngắn. Các dòng máy bơm hỏa tiễn này thường lắp đặt cho các nhà cao tầng, các nhà máy sản xuất, trong nhà kính. Với những máy có công suất nhỏ, khoảng vài m3 nước trong 1 giờ thường có rơ le áp suất kèm theo máy và hoạt động một cách tự nhiên, không cần lắp đặt tủ điều khiển. Các hệ thống từ vài chục m3/h mới cần lắp. Tủ điều khiến lắp đặt cho các hệ thống này nhằm các mục đích như:

-  Đóng, ngắt hệ thống các máy bơm nước một cách an toàn, cảnh báo nguy hiểm với động cơ máy bơm

-  Hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu xảy ra do sự biến đổi thất thường của hệ thống mạng lưới điện xảy ra với động cơ máy bơm nước

-   Đảm bảo vận hành hệ thống các máy bơm nước một cách an toàn, giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời sử dụng tủ điều khiển còn giúp tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ cho máy bơm nước.

2. Cách lắp đặt tủ điều khiển máy bơm giếng khoan 3 pha

Cách thực hiện rất đơn giản. Tuy nhiên trước khi đấu dây tủ điều khiển với nguồn điện cần ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn trong quá trình đấu dây. Các lắp đặt dây tủ điều khiển máy bơm nước giếng khoan 3 pha như sau:

-   Nối 3 pha của nguồn điện vào 3 cọc “điện áp vào” ở tủ điều khiển

-    Nối 3 đầu ra của động cơ vào 3 cọc có ghi “điện áp ra” của tủ điều khiển

-    Nối trung tính nguồn và đầu dây mát của động cơ vào cọc có ghi kí hiệu +trong tủ

-    Điều khiển rơle nhiệt về vị trí sao cho I = 1 – 1,05 I (định mức)

-   Nếu có phao ngắt đầy, phao ngắt cạn thì đấu vào hai cọc có sợi dây nhỏ được đấu tắt tại cầu đấu.

3. Quy trình vận hành tủ điều khiển máy bơm nước giếng khoan

-    Trước hết cần kiểm tra lượng nước mồi xem đã đủ hay chưa

-    Rà soát vị trí của các van 2 chiều

-    Đóng atomat ở nguồn tổng

-     Kiểm tra điện áp

-     Ấn nút ON màu xanh để khởi động máy

-    Với bơm đặt cạn cần kiểm tra chiều quay của máy. Với bơm đặt chìm cần rà lưu lượng nước của máy. Nên đảo chiều quay của cánh quạt để tìm ra chiều quay nào có lưu lượng nước lớn hơn. Vì với máy bơm chìm khi động cơ quay ngược cũng cho lên nước nhưng áp suất của nước rất yếu.

-  Kiểm tra cường độ dòng điện. Nếu cường độ dòng diện nhỏ hơn hoặc bằng cường độ dòng điện định mức thì để máy tiếp tục chạy. Nếu cường độ dòng điện lớn hơn cường độ dòng điện định mức thì phải khép bớt van hai chiều lại nhằm hạn chế lưu lượng đầu ra để hạ cường độ dòng điện về mức nhỏ hơn hoặc bằng cường độ dòng điện định mức

-   Nếu muốn dừng máy thì ấn nút OFF màu đỏ để dừng. Ngắt atomat để có thể kéo dài tuổi thọ cho đèn báo và rơ le.

Lưu ý trong quá trình sử dụng:

Khi khởi động máy bơm nước giếng khoan mà khởi động từ bị đóng ngắt liên tục thì phải kiểm tra lại nguồn điện xem điện áp có bị sụt hoặc có mỗi nối bị lỏng dẫn đến tiếp xúc kém. Trong trường hợp này cần tăng tiết diện của dây dẫn và nối lại các mỗi nối bị lỏng để máy bơm nước giếng khoan có thể hoạt động được một cách bình thường.